Hướng dẫn chủ đầu tư kiểm tra máy phát điện công nghiệp trước khi bàn giao

kiểm tra máy phát điện công nghiệp

Trước khi bàn giao máy phát điện công nghiệp, việc kiểm tra đầy đủ và chính xác là quan trọng để đảm bảo hiệu suất và an toàn hoạt động. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về các bước kiểm tra máy phát điện công nghiệp mà chủ đầu tư cần thực hiện để đảm bảo rằng máy phát điện sẽ hoạt động đúng cách và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu công suất và an toàn.

Kiểm tra thông tin chung của máy phát điện công nghiệp

Bạn cần kiểm tra các thông tin chung của máy phát điện công nghiệp trên biên bản bàn giao của nhà cung cấp cũng như trên tem của tổ máy phát điện, bao gồm:

  • Tên thương hiệu, model, số hiệu và số máy
  • Công suất định mức (prime) và công suất dự phòng (standby)
  • Loại động cơ và đầu phát (đây là hai linh kiện quan trọng nhất trong cấu tạo máy phát điện, cần kiểm tra thật kỹ lưỡng). Cách kiểm tra chi tiết sẽ được giới thiệu ở phần sau bài viết.
  • Loại sạc

Khi các tiêu chí trên đã chuẩn xác thì sẽ tiến hành kiểm tra máy phát điện công nghiệp ở các hạng mục chi tiết của phần điều khiển, phần đầu phát, phần động cơ, vỏ giảm thanh và chạy thử tải.

Kiểm tra vỏ chống ồn của máy phát điện công nghiệp

  • Kiểm tra kỹ màu sơn bóng đẹp, không bong tróc và không bị móp bẹp.
  • Bản lề taplo và bản lề cánh cửa phải cứng và vững
  • Nắp chụp che mưa sẽ không kêu khi máy khởi động
  • Vị trí MCCB đầu cục phải được cố định chắc chắn và có tấm ngăn pha
  • Đối với vị trí gần Accu thì nên kiểm tra kỹ kích thước khay đựng và đai cố định bình

Kiểm tra phần bảng điều khiển của máy phát điện

  • Phần điều khiển sẽ bao gồm bộ điều khiển, bộ sạc bù và dây đấu nối.
  • Bộ điều khiển: cần kiểm tra kỹ chức năng bộ điều khiển phổ biến, một số loại được ứng dụng trong máy phát điện ở Việt Nam là deepsea, comap, datakom, sices và emko.
  • Bộ sạc bù: kiểm tra lớp sơn cách điện, chức năng hoạt động của bộ sạc acquy
  • Dây đấu nối: đánh số đúng và đầy đủ, cost được ép chắc chắn.

Kiểm tra động cơ máy phát điện

Là bộ phận vô cùng quan trọng, có thể nói đây là “trái tim” của máy phát điện. Nó chính là nguồn cung cấp năng lượng cơ học đầu vào của máy phát điện. Các nguyên liệu sử dụng để vận hành động cơ thường là xăng, dầu, khí thiên nhiên,…

  • Ngoại quan: Nước sơn đều bao phủ toàn động cơ, vị trí chân định vị tổ máy chắc chắn, các chi tiết của động cơ không bị móp bẹp.
  • Khớp nối mềm đường gió vào: đai siết, vị trí gắn có bị ảnh hưởng nhiệt độ đường gom ống xả hay không.
  • Ốc bịt đường dầu, đường nước và đường nhớt: kiểm tra độ kín, rồ di.
  • Dây kết nối các cảm biến, công tắc: lưu ý độ chắc chắn và xem kỹ đầu số nhận biết.

Kiểm tra đầu phát máy phát điện

Đầu phát của máy phát điện thực hiện ba chức năng chính là phát điện, chỉnh lưu và hiệu chỉnh điện áp. Trong đầu phát có hai thành phần chính quan trọng nhất chính là ROTO và STATO. Khi kiểm tra máy phát điện công nghiệp ở phần đầu phát điện cần lưu ý:

  • Kiểm tra nước sơn, vị trí chân định vị đầu phát.
  • Dây kết nối AVR phải được ép chắc, không bị gãy hay lỏng.
  • Dây kết nối TI phải được định vị cố định, được bó cố định và gọn gàng.
  • Dây động học: kiểm tra điểm ép cost và điểm bắt bulong có chắc chắn không.

Chạy thử máy

Khi kiểm tra máy phát điện công nghiệp cần kiểm tra chức năng khởi động và thời gian khởi động, đầu tiên hãy thử tải ở 75% công suất định mức trong thời gian là 45 phút, sau đó chạy thử tải 100% công suất dự phòng trong 10 phút.

Vặn chìa khoá theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 giây, máy nổ nhả tay ra. Đối với máy phát điện sử dụng màn hình điều khiển Deepsea, chỉ cần bấm giữ nút khởi động (màu xanh) khoảng 2 giây.

  • Kiểm tra áp suất dầu nhớt
  • Kiểm tra điện áp có đủ không: từ 380V đến 400V.
  • Kiểm tra tần số xem (từ 50Hz đến 52Hz). Nếu không đủ thì vặn nút đen có chữ H (tăng lên) chữ L (giảm xuống).
  • Kiểm tra nhiệt độ nước có ở mức an toàn không (70-90 độ)
  • Kiểm tra máy có tiếng nổ khác lạ không.
  • Kiểm tra nạp ắc quy có nạp không.

Tiếp đó là kiểm tra máy phát điện công nghiệp phần đầu phát sạc bằng cách đo kiểm thông số sạc và chức năng chuyển ATS thông qua tín hiệu chuyển lưới và máy phát. Cuối cùng là kiểm tra các chức năng bảo vệ an toàn cho máy như dừng khẩn cấp, bảo vệ nhớt và bảo vệ nhiệt độ. Nếu tất cả các thông số kỹ thuật trên đã đảm bảo an toàn thì đóng Aptomat ra phụ tải.

Một số lưu ý cần ghi nhớ khi kiểm tra máy phát điện công nghiệp

  • Phải vệ sinh máy phát điện công nghiệp trước và sau mỗi khi vận hành máy xong.
  • Cần chuẩn bị thiết bị phòng chống cháy nổ, đề phòng xảy ra sự cố.
  • Đề nghị những ai không có nhiệm vụ không được phép tự ý điều chỉnh thông số kỹ thuật của máy.
  • Sau 200 giờ chạy máy phải thay dầu nhớt, cốc lọc. Hay trong trường hợp môi trường nhiều bụi bẩn, thì sau 200 giờ phải thay bầu lọc gió.
  • Kiểm tra nhiên liệu của máy phát điện.
  • Dầu bôi trơn dùng cho động cơ diesel có tăng áp.

Nếu bạn cần tư vấn hay hỗ trợ về máy phát điện, hãy liên hệ ngay với Makawa để được các kỹ thuật viên cũng như đội ngũ tư vấn dự án của chúng tôi  hỗ trợ qua thông tin liên hệ dưới đây nhé!

Xem thêm: Phương án hữu hiệu mua khi máy phát điện công nghiệp phục vụ sản xuất dịp cuối năm

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ MAKAWA 

  • Trụ sở chính: Handico Tower Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Văn phòng Đà Nẵng: 33 Hoàng Hoa Thám, Tân Chính, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Văn phòng TP. HCM: 31 Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Văn phòng Đắk Lắk: 71C Trần Phú, Thắng Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
  • Email: info@makawa.vn
  • Địa chỉ nhà máy: KCN Công Nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Website: https://makawa.com.vn/
  • Hotline: 0985 898 950

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

**hangupdate**